Xu hướng thiết kế cầu thang gỗ theo phong cách hiện đại kiểu xương cá, cầu thang sử dụng mặt bậc bằng gỗ kết hợp với hệ thống treo bằng dây cáp, cầu thang trụ vuông, mặt bậc gỗ ốp trên dầm móng bê tông và kiểu cầu thang gỗ kết hợp tiểu cảnh kết hợp với khu giếng trời là một trong số kiểu thiết kế cầu thang tiêu biểu được khách hàng ưa thích nhất hiện nay.
Cấu tạo cơ bản của cầu thang gỗ cơ bản : kết cấu dầm móng chân thang, bản thang, chiếu nghỉ, dầm chiếu nghỉ, chiếu tới, dầm chiếu tới, dầm cuốn thang, lan can tay vịn gỗ và mặt bậc cầu thang bằng gỗ là chi tiết quan trọng được làm từ vật liệu gỗ tự nhiên như gỗ hương, gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ dổi, gỗ xoan đào, gỗ mít, gỗ căm xe, …
Ngày nay nhờ công nghệ ghép gỗ nghệ thuật tạo hoa văn độc đáo, cùng với nhiều kiểu mặt bậc cầu thang được làm từ gỗ ghép có độ bền cao với chi phí thấp được nhiều nhà thiết kế và chủ đầu tư tin dùng.
Với hạng mục thường xuyên phải chịu lực như mặt bậc cầu thang thì khi nghe tới từ “ghép bạn sẽ có cẩm giác mong manh, dễ bị nứt. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng tôi đã thực hiện nhiều bài Test với các tấm gỗ lớn được ghép từ các tấm gỗ mặt 130, 150, 180 mm thì kết quá đúng như dự đoán, dưới tác dụng của lực thì các vị trí ghép (sử dụng keo Titebond của Mỹ) không bị nứt, thay vào đó lại là các vị trí của phần gỗ tự nhiên.
Sở dĩ vậy, bởi keo ghép chúng tôi sử dụng là loại keo đặc biệt, ngoài yếu tô xanh, thân thiện môi trường và an toàn với người dùng thì nó còn có khả năng thẩm thấu vào trong gỗ, tạo độ khít gần như tuyệt đối với các mối ghép và độ bền tuyệt vời của mối ghép. Vậy, bạn không còn gì để lo lắng về độ bền của mặt bậc cầu thang được ghép từ các miếng gỗ nhé.
1. Một mức giá hợp lý hơn.
So với mặt cầu thang nguyên miếng thì mặt cầu thang ghép bởi các thanh gỗ nhỏ hơn có giá thấp hơn khoảng 40%. Tại sao có sự chênh lệch này, tôi sẽ chia sẻ với bạn luôn, trong các kiện gỗ nhập từ Bắc Mỹ về phần lớn là các phách gỗ mặt 120, 150, 200 mm … tỉ lệ mặt lớn 250, 280, 300 mm là rất ít. Do đó nếu bạn muốn làm mặt bậc cầu thang gỗ nguyên tấm thì nhà sản xuất phải chọn từ nhiều kiện gỗ để có được khối lượng cần thiện, nói ngắn gọn thì bạn dùng toàn là hàng đẹp và hàng hiếm trong kho của họ nên giá cũng phải cao hơn.
2. Tính thẩm mỹ chưa chắc đã thua hàng Solid (gỗ nguyên miếng tự nhiên)
Với kỹ thuật ghép cực kỳ đặc biệt và chi ly, những mặt bậc cầu thang được làm luôn hài hòa và đẹp ảo diệu, mặt bậc sở hữu những hoa văn độc đáo và lạ mắt. bạn có thể quan sát các bậc thang trong hình, chúng đều được ghép từ các tấm gỗ nhỏ. Bạn thấy sao?
Cấu tạo gỗ ghép thanh
Giống như dòng sản phẩm ván ô tim, gỗ ghép thanh cũng có thành phần chính là những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ, được ghép lại với nhau thông qua các loại máy móc hiện đại. Quá trình này sẽ tạo ra những tấm ván có kích thước lớn hơn thay vì phải khai thác một cây gỗ có kích thước lớn. Cụ thể, dòng sản phẩm này được cấu tạo bao gồm 2 phần:
- Cốt gỗ:Phần cốt gỗ của dòng sản phẩm này chính là việc ghép các thanh gỗ nhỏ lại thành tấm ván có kích thước lớn bằng các mối nối. Các thanh gỗ dùng để ghép có thể là các loại gỗ thông dụng như gỗ cao su, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ xoan mộc, gỗ keo…… (phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng) hoặc gỗ có đường kính nhỏ mà không dùng để đóng đồ nội thất đơn lẻ.
- Keo kết dính: Bên cạnh thành phần chính là nguyên liệu các thanh gỗ, cần phải có các phụ liệu dùng để tăng thêm độ kết dính cho gỗ như: keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).
Phân loại gỗ ghép thanh công nghiệp
Để phân loại gỗ ghép công nghiệp người ta thường dựa vào 2 tiêu chí đó là:
- Cốt gỗ
- Kiểu ghép thanh
Thứ 1: Phân loại dựa vào cốt gỗ:
Phân loại dựa theo cốt ván chính là việc dựa vào loại gỗ tự nhiên được sử dụng để phân loại. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có một vài loại dòng sản phẩm gỗ ghép được sử dụng phổ biến như sau:
- Gỗ thông ghép
- Gỗ tràm ghép
- Gỗ cao su ghép
- Gỗ xoan ghép
- Gỗ phủ keo bóng
- Gỗ phủ veneer
Thứ 2: Phân loại dựa vào kiểu ghép gỗ
Bên cạnh việc phân loại gỗ ghép thanh dựa vào cốt ván (gỗ thông, gỗ tràm, gỗ cao su, …), người ta còn phân loại dựa vào cách ghép gỗ. Hiện tại có 4 cách ghép gỗ được sử dụng phổ biến nhất đó là:
- Ghép nối đầu Finger (ghép đứng hoặc nằm ngang): Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ (không cùng độ dài nhưng có cùng độ dày) nối lại với nhau theo các rãnh đã được đánh mộng (có thể làm mồng nằm hoặc mộng đứng) ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lược theo chiều đứng rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau khi ghép xong chúng ta chỉ nhìn thấy vết răng cưa ghép ở bề mặt của tấm ván.
- Ghép cạnh: Cũng giống như ghép nối đầu, với phương pháp ghép cạnh thì các tấm gỗ sẽ được ghép song song các cạnh với nhau. Các tấm ván được lựa chọn sẽ có kích thước bằng nhau và được xẻ hình răng cửa sau đó ghép lại với nhau.
- Ghép song song: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể có chiều rộng khác nhau, được ghép song song với nhau.
- Ghép giác: Ghép giác là kiểu ghép khá phức tạp. Theo đó, các thanh gỗ được nối lại với nhau thành một khối rồi được xẻ theo hình ảnh và kích thước định sẵn. Sau đó, dùng hai khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp với nhau (sau khi ghép) để ghép nối với lại với nhau.
Ghép chi tiết cầu thang gỗ cao su :
12 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
15 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
18 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
24 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
30 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
40 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
45 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
56 x 650 | 1220 x 2400 | 3000mm
Chi tiết cầu thang gỗ Sồi :
Dày : 15 | 18 | 20 | 26 | 30 | 40 | 42 | 50 | 60 | 70mm
Rộng : 600 | 620 | 650 | 720 | 960 | 1220mm
Dài : 2000 | 2440 | 3000mm
Chi tiết cầu thang gỗ Tần Bì, Gỗ Tràm :
15 x 1100 x 3000mm
18 x 1100 x 3000mm
18 x 1210 x 3000mm
22 x 1100 x 3000mm
30 x 600 x 3000mm
30 x 710 x 3000mm
30 x 810 x 3000mm
30 x 1210 x 3000mm
33 x 120 x 3000mm
33 x 270 x 3000mm
33 x 600 x 3000mm
33 x 1100 x 3000mm
40 x 650 x 3000mm
40 x 1100 x 3000mm
44 x 600 x 3000mm
44 x 1100 x 3000mm
51 x 650 x 3000mm
56 x 650 x 3000mm
63 x 650 x 3000mm
60 x 60 x 3000mm
70 x 70 x 3000mm
85 x 85 x 3000m
Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh
- Bước 1: Thu hoạch gỗ: Tiến hành lựa chọn và thu hoạch các cây gỗ đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất. Thông thường các nhà máy sản xuất thường có vùng nguyên liệu là các rừng gỗ như: Cao su, gỗ thông, tràm, ….
- Bước 2: Sơ chế: Toàn bộ gỗ nguyên liệu sau khi được thu hoạch về sẽ tiếp tục trải qua công đoạn sơ chế thô bằng hệ thống máy Ripsaw. Tại bước này các thanh gỗ sẽ được chia nhỏ theo tiêu chuẩn nhất định. Gỗ sẽ được cắt thành phôi, tuỳ theo nhu cầu sử dụng sẽ cho ra những loại phôi có kích thước tuỳ biến: mặt rộng từ 50mm đến 95mm và dài tuỳ biến từ 200mm đến 500mm, và có độ dày từ 10mm đến 40mm. Các thanh phôi này sẽ được đưa qua bộ phận đánh rãnh (mộng), có 2 loại cấu tạo thông dụng phổ biến hiện nay là: mộng đứng (finger đứng hình răng lược) và mộng nằm (finger ngang).
- Ưu điểm của finger đứng là tạo ra sự rắn chắc của tấm gỗ sau khi hoàn thiện nhưng để lộ những vết ghép hình răng lược.
- Ưu điểm của finger nằm ngang là giấu được những vết ghép lộ ra tạo nên độ thẩm mỹ cao nhưng lại không rắn chắc bằng kiểu ghép finger đứng
Ngoài ra trong quá trình tạo phôi, thanh phôi còn được chọn lọc kỹ càng thông qua quy trình phân tích sự đồng bộ về màu sắc, những lỗi xảy ra trên thanh phôi như mắt sống, mắt chết, và chỉ đen được sắp xếp phân loại AA, AB, AC, BC, CC.
- Bước 3: Sấy gỗ: Các thanh gỗ sau khi trải qua quy trình tẩm sấy nghiêm ngặt nhằm loại bỏ các thành phần như nhựa, mủ trong thân cây. Việc sấy gỗ ở nhiệt độ theo tiêu chuẩn còn giúp chống lại sự xâm nhập của côn trùng. Ngoài ra, bước sấy gỗ còn giúp chống lại sự co rút hay giãn nỡ do tác động của khí hậu (khi sản phẩm được hoàn thiện đưa vào sử dụng)
- Bước 4: Bào thô và tẩm keo: Phôi gỗ sau khi sấy khô sẽ được đưa qua khâu bào sơ bộ và tẩm keo (chất kết dính) tại các rãnh định hình và phần cạnh bên của phôi.
- Bước 5: Ghép thanh: Gỗ sau khi được bào thô và tẩm keo đầy đủ sẽ được đưa qua công đoạn ghép mộng (finger đứng hoặc finger nằm). Các thanh được ghép theo chiều dài 2.400 (mm) hoặc 2.440 (mm) và chiều rộng tương ứng sẽ là 1.200(mm) hoặc 1.220(mm).
- Bước 6: Xử lý bằng keo khô: Sau quá trình ghép thanh kết thúc, ván ghép tiếp tục được xử lý khô bằng keo công nghiệp để tăng khả năng kết dính cho tấm ván.
- Bước 7: Chà nhám: Kết thúc quá trình ghép thanh sẽ đến công đoạn chà nhám để làm tăng độ mịn và nhẵn của bề mặt.
- Bước 8: Phủ bề mặt: Tiến hành gia công lớp bề mặt theo yêu cầu của khách hàng. Các loại bề mặt thường được sử dụng là: Veneer, melamine, laminate, sơn PU hoặc phủ lớp keo bóng, …
- Bước 9: Kiểm điện chất lượng: Công đoạn cuối cùng là kiểm định chất lượng ván thành phẩm và chỉnh sửa những chi tiết nhỏ (nếu có) để cho ra thành phẩm đảm bảo chất lượng. Ván gỗ sau khi đã được kiểm định sẽ được vận chuyển đến kho hoặc vận chuyển đến người tiêu dùng.
Ưu điểm vượt trội của gỗ ghép, ván ghép cầu thang:
✔ Không bị mối mọt, cong vênh.
✔ Đa dạng về mẫu mã, bề mặt được xử lí tốt nên có độ bền màu cao, khả năng chịu xước và va đập tốt.
✔ Vật liệu chủ yếu lấy từ rừng trồng nên giải quyết vấn đề khan hiếm của gỗ tự nhiên.
✔ Trình độ gia công tốt, nên chất lượng gỗ có độ bền không thua kém gỗ nguyên khối.
✔ Giá thành rẻ hơn từ 20-30% so với gỗ tự nhiên.
✔ Nguồn lực dồi dào đủ đáp ứng đơn hàng số lượng lớn, giao hàng tận nơi trên toàn quốc.