Với tình trạng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm như hiện nay. Bên cạnh công nghệ hiện đại, tiên tiến, người ta bắt đầu tạo ra những loại gỗ mới được gọi chung là gỗ công nghiệp. Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp với chất lượng tốt và đảm bảo cả về tính thẩm mỹ. Trong số đó phải kể đến đầu tiên chính là “Gỗ ghép thanh”, loại gỗ công nghiệp vẫn giữ được những ưu điểm của gỗ tự nhiên và có những ưu điểm khác vượt trội hơn thế nữa.
Với tình trạng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm như hiện nay. Bên cạnh công nghệ hiện đại, tiên tiến, người ta bắt đầu tạo ra những loại gỗ mới được gọi chung là gỗ công nghiệp. Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp với chất lượng tốt và đảm bảo cả về tính thẩm mỹ. Trong số đó phải kể đến đầu tiên chính là “Gỗ ghép thanh”, loại gỗ công nghiệp vẫn giữ được những ưu điểm của gỗ tự nhiên và có những ưu điểm khác vượt trội hơn thế nữa.
Gỗ ghép thanh là gì?
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là gỗ tự nhiên ghép thanh với nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ rừng trồng được mang về chia nhỏ và xử lý hấp sấy với hệ thống công nghệ tiên tiến. Những thanh gỗ được xử lý cẩn thận trên dây chuyển công nghệ hiện đại trải qua các công đoạn cưa, bào, ghép, ép chà bóng và sơn phủ trang trí. Vì vậy gỗ được loại bỏ hết các tác nhân có thể xâm lấn gỗ như mốt mọt và ẩm mốc.
Với những đặc điểm riêng biệt mà gỗ ghép thanh rất được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế và sản xuất đồ nội thất.
Lịch sử phát triển gỗ ghép thanh
Là một trong những dòng gỗ qua xử lý công nghiệp xuất hiện sớm nhất trên thị trường Việt Nam. Nhưng lại được xem trọng và phát triển mạnh mẽ nhất từ những năm thập niên 70 của thế kỉ trước.
Đến hiện tại, gỗ ghép thanh phát triển mạnh nhất ở Châu Âu và tập trung chủ yếu trong những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Tiếp theo là các nước trong khu vực Châu Á, Châu Mỹ.
Một trong những đất nước được xem là có kĩ thuật ghép gỗ cao nhất đó chính là Nhật Bản. Với sự tỉ mỉ và trình độ kĩ thuật tuyệt đỉnh người Nhật bản có thể cho ra những sản phẩm gỗ tuyệt đỉnh mà không cần dừng đến bất kì một loại keo dính nào khác.
Thành phần cấu tạo của gỗ tự nhiên ghép thanh
Gỗ tự nhiên ghép thanh, chỉ cần ghe đến cái tên bạn cũng đã có thể hình dung được thành phần cấu tạo chính của gỗ ghép thanh rồi đúng không. Đúng vậy, thành phần nguyên liệu chính cấu tạo nên gỗ ghép thanh đó chính là gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên ở đây có thể được khai thác từ những cánh rừng nguyên sinh, chuyên trồng nghững cây gỗ công nghiệp khai thác ngắn ngày, hoặc những thanh gỗ nhỏ thừa không thể chế tạo được các đồ nội thất đơn lẻ. Về laoij gỗ cũng rất đa dạng và không kén chọn với bất kì loại nào, Nguyên liệu có thể là gỗ Cao su, gỗ Thông, gỗ Keo, Xoài,….
Hiện tại ở Việt Nam ta, với diện tích rừng cao su bạt ngàn tại các tỉnh Đông Nam Bộ như: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,…thì gỗ ghép thanh từ gỗ cao su (gỗ cao su ghép) là phổ biến nhất.
Một thành phần quan trọng có vai trò làm cho các thanh gỗ nhỏ trong gỗ ghép thanh kết dính lại với nhau dó chính là keo để tăng đọ kết dính.
Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh tự nhiên
Để sản xuất được những thanh gỗ ghép tự nhiên và thông dụng từ những thanh gỗ nhỏ cần chú ý trải qua 6 bước sau.
1. Thu thập nguyên liệu gỗ tự nhiên: những thanh gỗ được thu mua, sơ chế bằng cách cưa rong Ripsaw để chia nhỏ gỗ đúng tiêu chuẩn.
2. Tẩm thuốc cho các thanh gỗ tự nhiên: Sau khi cưa rong phân thành những thanh gỗ tiêu chuẩn thì gỗ được đưa đi tẩm sấy để loại bỏ các tác nhân gây mối mọt và ẩm mốc
3. Ghép gỗ cơ bản: Sử dụng máy ép gỗ để ghép các thanh gỗ nhỏ lại với nhau tạo thành những miếng gỗ lớn. Ở bước này chúng ta có 4 cách ghép gỗ khác nhau đó là:
- Ghép song song: Trong cách ghép này ta lựa chọn các thanh gỗ có kích thước giống nhau về chiều rộng và chiều dài. Sau đó ghép chúng lại với nhau theo hình thức song song.
- Ghép mặt: Nhiều thanh gỗ ngắn với hai đầu được xẻ theo dạng răng cưa vừa khít nhau. Ghép những thanh gỗ này lại với nhau thành những thanh dài rồi lại tiếp tục quy trình ghép song song để có được tấm gỗ lớn hơn.
- Ghép cạnh: Tương tự như ghép mặt nhưng ở đây hai đầu mỗi tấm ván nhỏ và ngắn được cắt theo hình răng lược rồi ghép lại thành thanh dài. Tiếp sau đó là đưa vào quy trình ghép song song.
- Ghép giác: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu xẻ theo hình vẽ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó các thanh này được ghép song song với nhau.
Ghép song song
Ghép cạnh
4. Tăng độ kết dính: Tiếp theo gỗ được tăng độ kết dính nhờ xử lý qua keo. Có rất nhiều loại keo dính khác nhau được sử dụng như: UF (Urea Formaldehyde), PF (Phenal Formaldehyde), PVAC (Polyvinyl Acetate),… Trong đó dòng keo UF là dòng keo chính được sử dụng phổ biến nhất trong gia công gỗ ghép thanh tại Việt Nam.
5. Chà bóng các thanh gỗ ghép: Chà nhẵn các bề mặt tấm gỗ bằng máy chà nhám
6. Trang trí gỗ ghép thanh và hoàn thành: Sau khi có được sản phẩm gỗ ghép thanh tương đối hoàn thiện ta tiếp tục hoàn thành nét thẩm mỹ cho gỗ bằng cách phủ veneer hoặc phun sơn,…
Phân loại gỗ ghép thanh theo chất lượng
Dựa vào chất lượng sản phẩm gỗ cùng bề mặt, gỗ ghép thanh được phân thành 3 loại mặt gỗ cơ bản là mặt A, B hay C.
- Mặt A: là gỗ đạt chất lượng cao nhất, với bề mặt nhẵn đẹp, tuyệt đối không có mắt sống gỗ.
- Mặt B: thì có chất lượng tương đối kém hơn so với mặt A, bề mặt gỗ ghép tự nhiên xuất hiện một số mắt sống làm gỗ không được nhẵn mịn.
- Mặt C: Đây là loại mặt gỗ ghép có chất lượng kém hơn 2 mặt ghép còn lại, là loại mặt ghép có nhiều mắt gỗ và sóng gỗ nhất.
Dựa vào 3 loại mặt gỗ này mà ta có thể phân ra nhiều loại gỗ ghép khác nhau. Gỗ ghép thanh AA, gỗ ghép thanh AB, Gỗ ghép thanh AC là 3 loại gỗ ghép thanh thông dụng nhất hiện tại.
- Gỗ ghép thanh AA: là loại gỗ tốt nhất với 2 mặt đều đạt chất lượng loại A, bóng nhẵn đẹp và đều màu.
- Gỗ ghép thanh AB: là loại gỗ có một mặt đạt chất lượng loại A, mặt còn lại đạt chất lượng loại B. chình vì vậy ở mặt B nhám hơn và có nhiều vết mắt gỗ chưa được xử lý kĩ càng.
- Gỗ ghép thanh AC: là loại gỗ có một mặt chất lượng C, ở mặt này màu sắc không được đều đẹp và có rất nhiều mắt gỗ màu nâu đen. Loại gôc này chỉ cần dùng một mặt đẹp và phù hợp với chức năng làm sàn gỗ ghép thanh hoặc óp tường bằng gỗ ghép thanh.
Ưu điểm của gỗ ghép thanh
- Tuy xuất thân là gỗ tự nhiên nhưng bởi vì đã qua xử lý nên gỗ ghép thanh đã có một ưu điểm vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên đó là không bị mối mọt, cong vênh hay co rút như gỗ tự nhiên.
- Vì nguyên liệu chính là gỗ được lấy từ rừng trồng nên khi bạn dùng sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thì bạn đang góp phần bảo vệ thiên nhiên ấy.
- Sản phẩm tạo ra với công nghệ kĩ thuật cao nên có tính ổn định vật lý rất tốt, chịu nước, chống va đạp và trầy xước.
- Độ bền cao không thua kém gì gỗ nguyên khối tự nhiên
- Giá thành rẻ và dễ dàng gia công hơn gỗ tự nhiên
- Mẫu mã đa dạng với nhiều màu sắc phong phú.
3 Loại gỗ ghép thanh với nguyên liệu tự nhiên thông dụng nhất hiện nay
Như đã nói ở trên, hiện tại ở Việt Nam loại gỗ ghép thanh tự nhiên từ gỗ cao su (gỗ cao su ghép) là thông dụng nhất, tiếp đến là thị trường tây nguyên với những đồi thông bạt ngàn thì việc gỗ thông ghép chiếm thứ 2 tại thị trường gỗ ghép thanh Việt Nam sẽ không còn gì là lạ cả. Ngoài ra còn có một sản lượng gỗ keo ghép trên thị trường trong nước.
Xử lý bề mặt gỗ ghép thanh
Tuy gỗ ghép thanh đã được xử lý và kết nối với nhau rất chặt chẽ, tuy nhiên những vết nói bề mặt nếu lộ ra ngaoif nhiều quá sẽ làm mất thẩm mỹ và có thể dễ dàng bị thời gian cùng những tác nhân vật lý ảnh hưởng đến, chính vì vậy ta cần xử lý bề mặt gỗ ghép thanh thật cẩn thận và thẩm mỹ để gỗ đưa vào sử dụng được bền và đẹp hơn. Hiện tại có hai loại xử lý bề mặt gõ ghép thanh trước khi đưa vào sử dụng đó là: gỗ ghép tahnh dán veneer và gỗ ghép thanh phủ keo bóng.
Gỗ ghép thanh phủ veneer
Nếu bạn đã từng dùng qua gỗ công nhiệp, hẳn là bạn đã từng nghe đến gỗ phủ veneer rồi nhỉ. Vậy veneer là gì? thực chất thì Veneer chính là gỗ tự nhiên được xẻ (Lạng) cực mỏng giống như tấm giấy, dùng để dán lên bề mặt gỗ công nghiệp hoặc gỗ ghép thanh với mục đích làm tăng thẩm mỹ bề mặt cho gỗ công nghiệp.
Mang những ưu điểm vượt trội của gỗ tự nhiên, nhưng gỗ ghép thanh có một nhược điểm duy nhất đó là sự thống nhất và thẩm mỹ của bề mặt. để khăc phục vấn đề này thì người ta dán lên gỗ ghép thanh một lớp veneer mỏng để bề mặt gõ được đều màu và thẩm mỹ hơn.
Gỗ ghép thanh phủ keo bóng
Có rất nhiều chủ đầu tư yêu thích hình thức gỗ ghép thanh phủ keo bóng này. Bởi lẻ những tính năng tuyệt vời của keo bóng, keo bóng tạo ra một mặt phẳng sáng bóng, tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ tự nhiên của gỗ ghép thanh. Hơn nữa keo bóng có tác dụng rất tốt trong việc chống trầy xước, chống nước, chống ẩm mốc và tất cả các tác nhân môi trường.
Ứng dụng gỗ ghép thanh trong sản suất nội thất
Với nhiều ứng dụng đa dạng gỗ ghép thanh ngày càng được ưa chuộng. Trong tình hình khan hiếm gỗ tự nhiên như hiện nay, thì gỗ ghép thanh là một lựa chọn hàng đầu trong các sản phẩm gỗ thay thế bở vì tính chất tương tự như gỗ tự nhiên, hơn nữa còn có một số ưu điểm vượt trội hơn. Gía thành lại rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối rất nhiều.
Dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua một số ứng dụng mà gỗ ghép thanh phù hợp và rất được yêu thích nhé.
- Chế tạo và dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất sử dụng trong gia đình như: giường, tủ đồ, tủ bếp, bàn ăn,…
- Gỗ AC dùng làm sàn gỗ ghép thanh trong nhà hoạc ốp tường sẽ vô cùng đẹp
- Sản xuất giá, móc treo đồ,….
- Làm khung hình khung tranh và các sản phẩm tự chế, quà lưu niệm
- Sử dụng làm ghế ngồi, ghế hội trường và ghế rạp chiếu phim cao cấp
- Sử dụng thiết kế quầy bar, tủ kệ bán hàng, tủ rượu, tủ thuốc, tủ trưng bày…
Gỗ ghép thanh đang chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển vì chất lượng tốt, giá trị thẩm mỹ cao với các cách xử lý bề mặt, giá cả phải chăng phù hợp với mọi gia đình. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng mình đã cung cấp những thông tin hữu ích có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về loại vật liệu gỗ ghép thanh đang là xu hướng này.